A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị giao ban quản lý Nhà nước ngành Quý I/2024

Ngày 11/3/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến công tác quản lý Nhà nước Ngành Quý I năm 2024

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì Hội nghị.

Tại điểm cầu Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Nông; đồng chí Trần Văn Thương - TUV, Giám đốc Sở chủ trì; cùng tham dự Hội nghị có các đồng chí Phó Giám đốc Sở, Trưởng, phó các phòng, đơn vị thuộc Sở.

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Sở TT&TT tỉnh Đắk Nông

Theo báo cáo tại Hội nghị một số kết quả nổi bật của ngành Thông tin và Truyền thông trong Quý I/2024 như sau:

- Về lĩnh vực Bưu chính Viễn thông: Sản lượng bưu gửi ước đạt 505 triệu bưu gửi, tăng trên 47% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu dịch vụ bưu chính ước đạt 11.250 tỷ đồng, tăng 28,57% so với cùng kỳ năm 2023; Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 80,1%, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023 (75,5%); Số thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt 100,7 triệu thuê bao tăng 1,2% so với cùng kỳ (99,5 triệu thuê bao). Số thuê bao BRDĐ đạt 89,78 triệu thuê bao (tương ứng với 90,27 thuê bao/100 dân) tăng 6,4% so với cùng kỳ (84,36 triệu thuê bao).

+ Số lượng địa chỉ Internet IPv4 đạt 16.301.824 triệu địa chỉ, tăng 0,52% so với cùng kỳ năm 2023 (lũy kế tính đến 15/02/2024 so với lũy kế tính đến 15/02/2023). Số lượng địa chỉ Internet IPv6 đạt 1.653 tỷ khối/64, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng số hiệu mạng đạt 692, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng thành viên địa chỉ Internet đạt 980, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tổng lũy kế số tên miền quốc gia “.vn” được cấp đạt 602.230 (tính đến 15/2/2024), tăng 5,5% so với lũy kế cùng kỳ năm trước (tương ứng 26.351 tên miền), giảm 1,1% so với lũy kế tính tới cuối năm 2023 (31/12/2023 - tương ứng 6.699 tên miền).

+ Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam đạt 61,99%; cao gấp 1,7 lần trung bình toàn cầu và gấp 1,9 lần trung bình khối ASEAN, đồng thời đứng thứ 2 khu vực ASEAN; Số lượng bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6: 82/85; Số lượng bộ, ngành, địa phương có cổng thông tin điện tử, dịch vụ công triển khai IPv6: 75/85.

- Về lĩnh vực Chuyển đổi số: 100% địa phương đã ban hành nghị quyết về chuyển đổi số, kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số; 100% các bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch/Đề án về chuyển đổi số. Triển khai Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ): 100% tỉnh, thành phố trên cả nước đã thành lập các Tổ CNSCĐ đến từng thôn, tổ dân phố, khu dân cư, khóm, ấp dân cư với 81.415 Tổ và gần 400.000 thành viên, trong đó 55/63 tỉnh, thành phố hoàn thành 100% đến cấp xã. Mỗi Tổ CNSCĐ có khoảng 04 đến 09 thành viên, trong đó Tổ trưởng các tổ dân phố, Công an khu vực, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên (các chi đoàn, đoàn cơ sở) và Doanh nghiệp công nghệ số là lực lượng nòng cốt.

- Về Dịch vụ công trực tuyến: Tỷ lệ DVCTT toàn trình đủ điều kiện đạt 100%. Hiện có 83/83 Bộ, tỉnh đã ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình, một phần theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP. Triển khai DVCTT toàn trình theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP về việc cung cấp thông tin và DVCTT của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.  Tính đến 20/02/2024: tỷ lệ DVCTT (trên tổng TTHC): 81,12%; tỷ lệ DVCTT toàn trình (trên tổng TTHC): 48,28%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 37,19%; 50 tỉnh đã ban hành chính sách giảm phí, lệ phí; 13 tỉnh ban hành chính sách giảm thời gian xử lý để khuyến khích người dân sử dụng DVCTT.

Kết luận Hội nghị Bộ trưởng nhấn mạnh: “Năm 2024, Bộ TT&TT xác định các công tác của Bộ phải tạo ra những kết quả thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức, trong đó có việc phát triển trợ lý ảo”. Bộ TT&TT đang chỉ đạo phát triển 4 trợ lý chính: Trợ lý ảo hỗ trợ cán bộ công chức; Trợ lý ảo phát hiện mâu thuẫn văn bản pháp luật; Trợ lý ảo hỗ trợ pháp lý cho người dân; Trợ lý ảo hỗ trợ thẩm phán (đã đưa vào sử dụng). Ngoài ra, còn có các trợ lý tri thức cho một số lĩnh vực riêng để mỗi cán bộ có thêm 1 trợ lý giúp công việc giấy tờ, số liệu sẽ được hỗ trợ nhờ AI để năm 2024 tập trung vào các công việc thiết thực.

Phải sớm có các hướng dẫn bộ, ngành, địa phương về bộ máy chuyển đổi số (CĐS), phát triển kinh tế số, nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), mô hình truyền thông chính sách cấp tỉnh, bộ ngành... Đồng thời yêu cầu các đơn vị của Bộ cần tập trung hướng dẫn triển khai thực hiện các công việc thuộc các lĩnh vực tại địa phương. Các văn bản, quy hoạch, chiến lược, kế hoạch do Bộ TT&TT xây dựng và trình các cấp ban hành, cũng như các văn bản của Bộ TT&TT ban hành… phải có hướng dẫn thực hiện.

Về việc việc thực hiện Nghị định số 42, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Trung tâm chứng thực điện tử Quốc gia (NEAC) triển khai gửi công văn trực tiếp lãnh đạo các Bộ, địa phương để đôn đốc. Bộ trưởng lưu ý: "CĐS khác với công nghệ thông tin phải làm đạt 100% bởi nếu không sẽ không đạt hiệu quả. Chữ ký số phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới".

HM


Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 756
Năm 2024 : 11.723
Tổng số : 2.615.111
Liên kết website