Dự thảo

Hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số

Ngày bắt đầu: 25/08/2021

Ngày kết thúc: 25/09/2021

Số lượt xem: 507

Góp ý: 0

QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Luật số: …/20…/QH…
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...
DỰ THẢO
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬT CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ (Thay thế nội dung phát triển CNTT
trong Luật CNTT số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006)
 
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số.
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều . Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động công nghiệp công nghệ số; quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động công nghiệp công nghệ số.
Điều . Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động công nghiệp công nghệ số.
Điều . Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công nghệ số” là công nghệ thông tin - tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật số hiện đại (trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, internet kết nối vạn vật (IoT), kết nối mạng băng rộng (5G, sau 5G), dữ liệu lớn (Bigdata), thực tại ảo (VR), thực tại tăng cường (AR), thực tại trộn (MR) và các công nghệ đột phá khác) để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.
2. Công nghiệp công nghệ số: là ngành kinh tế sáng tạo, thiết kế, phát triển, chế tạo, sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
3. Doanh nghiệp công nghệ số: là doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sáng tạo, thiết kế, phát triển, chế tạo, sản xuất và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
4. Sản phẩm công nghệ số:
5. Dịch vụ công nghệ số:
6. Sản phẩm mới, dịch vụ mới:
7. Tài sản số:
 ...
Điều . Hoạt động công nghiệp công nghệ số
1. Hoạt động công nghiệp công nghệ số bao gồm:
a) Hoạt động công nghiệp phần cứng
b) Hoạt động công nghiệp phần mềm
c) Hoạt động công nghiệp nội dung số
d) Hoạt động công nghiệp công nghệ số mới
đ) Hoạt động dịch vụ công nghệ số
2…
Điều . Chính sách phát triển Ngành công nghiệp công nghệ số Quốc gia
1. Ngành Công nghiệp Công nghệ số là một ngành kinh tế trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
2. Thúc đẩy sự phát triển.
3. Quản lý hạn chế rủi ro công nghệ, rủi ro tài chính, bảo đảm an ninh, an toàn.
4. Làm chủ công nghệ lõi
Điều . Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động công nghiệp công nghệ số
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số.
2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.
3. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực…
4. Quản lý thống kê, cơ sở dữ liệu về ngành…
5. Quản lý về vốn, đầu tư phát triển ngành…
6. Quản lý và tạo điều kiện thúc đẩy công tác hợp tác quốc tế…
7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm…
8. Huy động nguồn lực ngành công nghiệp công nghệ số quốc gia trong các tình huống đặc biệt (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh…).
Điều . Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số
Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ TTTT và các Bộ ngành, UBND các tỉnh, thành; Trách nhiệm của Sở TTTT; Bộ phận chuyên trách.
Điều . Nguyên tắc chung trong hoạt động công nghiệp công nghệ số
Điều . Quản lý thông tin về công nghiệp công nghệ số
- Quản lý toàn diện thông tin tổng thể công nghiệp công nghệ số.
- Quy định việc thiết lập và vận hành nền tảng/hệ thống quản lý tổng thể thông tin về công nghiệp công nghệ số.
- Quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp  công nghệ số cung cấp dữ liệu về tình hình sản xuất kinh doanh công nghệ số.
- Quy định về cơ quan quản lý vận hành nền tảng/hệ thống quản lý tổng thể thông tin về công nghiệp công nghệ số.
...
Điều . Nghiên cứu - phát triển công nghiệp công nghệ số
- Quy định về khuyến khích đầu tư nghiên cứu phát triển công nghiệp công nghệ số.
- Quy định về các hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển công nghiệp công nghệ số cần thúc đẩy, hạn chế, cấm.
Điều . Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số
Điều . Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch phát triển công nghiệp công nghệ số
Điều . Hội, hiệp hội về công nghệ số
Chương II
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI, DỊCH VỤ MỚI
Mục 1
QUẢN LÝ SẢN PHẨM MỚI, DỊCH VỤ MỚI
 
Điều . Các nguyên tắc chung trong quản lý sản phẩm dịch vụ mới
Điều. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sản phẩm mới và dịch vụ mới
Điều này quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về sản phẩm mới, dịch vụ mới. Bao gồm một số nội dung:
- Quy định cơ quan để điều phối, tổ chức xử lý các đề xuất về nghiên cứu phát triển, triển khai sản phẩm, dịch vụ mới.
- Quy định phạm vi, trách nhiệm, thẩm quyền quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc xác định các biện pháp quản lý và xử lý các đề xuất về nghiên cứu phát triển, triển khai sản phẩm mới, dịch vụ mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành.
- Quy định Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về sản phẩm mới và dịch vụ mới tại địa phương.
Điều. Quy trình xử lý các đề xuất về nghiên cứu phát triển, triển khai sản phẩm mới, dịch vụ mới
Điều này quy định phương thức, nguyên tắc xử lý bảo đảm cho các đề xuất về nghiên cứu phát triển, sản phẩm, dịch vụ mới được triển khai nhanh chóng, kịp thời (cấp phép/cho phép thử nghiệm/thí điểm hoặc các trường hợp ngoại lệ…) khi tổ chức, cá nhân đề xuất về nghiên cứu phát triển, triển khai sản phẩm, dịch vụ mới…
 
Mục 2
SẢN PHẨM TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
Điều . Các nguyên tắc xây dựng, phát triển, vận hành sản phẩm trí tuệ nhân tạo
Điều. Điều kiện bảo đảm cho cung cấp sản phẩm trí tuệ nhân tạo
Điều này quy định về việc các sản phẩm, dịch vụ trí tuệ nhân tạo khi đưa ra thị trường cần được đánh giá để tạo niềm tin, bảo đảm kiểm soát những rủi ro và các tác động tiêu cực…
Điều. Quản lý hoạt động liên quan đến tài sản số
- Quy định về phân loại các loại tài sản số hiện tại và các loại tài sản số có thể hình thành trong tương lai.
- Quy định trách nhiệm, thẩm quyền, phương thứcquản lý tài sản s.
 
Chương III
BẢO ĐẢM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ
Mục 1
THỊ TRƯỜNG CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ
Điều . Đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trong các cơ quan nhà nước
- Quy định Danh mục các sản phẩm, dịch vụ công nghệ chuyên ngành ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sản xuất trong nước bảo đảm chất lượng theo quy định của cơ quan chuyên ngành.
- Xác định các biện pháp tạo thị trường mua sắm Chính phủ, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang dần mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ nhằm tạo thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số phát triển (đồng nhất với các cam kết quốc tế).
...
Điều . Quy định “Make in Viet Nam" đối với sản phẩm công nghệ số
Điều này nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng hấp thụ chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài và nghiên cứu tạo ra công nghệ trong nước, làm chủ công nghệ, thiết kế, sáng tạo, sản xuất sản phẩm bảo đảm chất lượng.  
...
Điều . Thương hiệu ngành, thương hiệu sản phẩm công nghệ số
- Quy định hệ thống tiêu chí thương hiệu ngành công nghệ số Việt Nam (chiến lược phát triển, quảng bá, quy chế hoạt động, tiêu chí xét chọn,…)
- Quy định việc sử dụng thương hiệu ngành công nghệ số, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước (quy chế, gắn thương hiệu với chất lượng sản phẩm, hỗ trợ sản phẩm đạt thương hiệu,…).
- Xây dựng và vận hành hệ thống quốc gia về kiểm soát chất lượng sản phẩm công nghệ số; bảo đảm sản phẩm có thương hiệu ngành công nghệ số khi được lưu thông trên thị trường có chất lượng hoạt động tốt.
...
Mục 2
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ SỐ
Điều. Khung kỹ năng công nghệ số quốc gia
- Quy định ban hành, cập nhật Khung kỹ năng công nghệ số quốc gia.
- Công nhận các chương trình đào tạo của các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với Khung kỹ năng công nghệ số quốc gia.
- Quy định điều kiện hoạt động đào tạo công nghệ số và cấp chứng chỉ công nghệ số.
Điều. Đào tạo thực tế tại doanh nghiệp trong các Chương trình đào tạo về công nghệ số của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
- Quy định điều kiện doanh nghiệp công nghệ số nhận sinh viên thực tập lấy tín chỉ.
- Quy định việc công nhận tương đương giữa kết quả thực tập/làm việc/tham gia các dự án phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tại doanh nghiệp (ngoài chương trình bắt buộc) với tín chỉ trong chương trình đào tạo công nghệ số của cơ sở đào tạo. Quy định các ngành đào tạo cho phép thực tập không quá hai năm.
- Quy định điều kiện và ưu đãi về thuế, truyền thông đối với các doanh nghiệp tham gia đào tạo theo Chương trình đào tạo về công nghệ số của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- Quy định trách nhiệm, quyền lợi, cơ chế ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ số.
...
Điều . Thu hút nhân lực công nghệ số xuất sắc trong nước và nước ngoài
- Quy định những kỹ năng công nghệ số cần thu hút nhân lực theo giai đoạn.
- Quy định các trường hợp ưu đãi cần được cơ quan có thẩm quyền đánh giá.
- Quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc xác định đúng đối tượng được hưởng ưu đãi.
Mục 3
VỐN, ĐẦU TƯ, ƯU ĐÃI CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ
Điều. Ngân sách nhà nước cho công nghiệp công nghệ số
Điều này quy định mức bảo đảm chi cho công nghệ số trong tổng chi ngân sách nhà nước hằng năm, xây dựng mục chi riêng trong mục lục ngân sách nhà nước.
Điều. Quy định về chính sách ưu đãi công nghiệp công nghệ số
- Quy định chính sách ưu đãi cho công nghiệp công nghệ số (thuế, tín dụng, đầu tư,…).
- Quy định đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi (như sản xuất sản phẩm phần mềm, sản xuất sản phẩm nội dung số, sản phẩm phần cứng, sản phẩm công nghệ số trọng điểm quốc gia, đào tạo nhân lực công nghệ số,…).
- Quy định tiêu chí xác định đáp ứng điều kiện ưu đãi.
- Quy định thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định đáp điều kiện được hưởng ưu đãi.
Điều . Huy động vốn đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ số
Quy định chính sách để thúc đẩy việc hình thành và quản lý các loại hình/kênh huy động vốn đầu tư cho doanh nghiệp công nghệ số
Điều . Quỹ phát triển công nghệ số của doanh nghiệp
Điều này giúp khơi thông dòng vốn đầu tư cho công nghệ số, quy định việc trích lập, quản lý Quỹ Đầu tư cho công nghệ số của doanh nghiệp theo hướng quản trị rủi ro, nhằm đơn giản hóa thủ tục quản lý, sử dụng và thay đổi cách đánh giá hiệu quả của quỹ. Từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp tăng trích lập Quỹ đầu tư, tập trung cho đầu tư nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số, tạo ra các sản phẩm Make in Viet Nam có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
(Quy định cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách để triển khai gọi vốn cộng đồng nói chung).
Mục 4
HÌNH THÀNH, QUẢN LÝ, THÚC ĐẨY DỮ LIỆU SỐ
Điều . Thúc đẩy dữ liệu số (không bao gồm dữ liệu cá nhân và dữ liệu số của cơ quan nhà nước)
Dữ liệu số là tư liệu sản xuất của các doanh nghiệp công nghệ số. Do đó cần có cơ chế phân loại, đánh giá, quản lý, giao dịch, sử dụng, tái sử dụng hợp pháp dữ liệu số;…
Mục 5
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ ĐẦU ĐÀN,
DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN/SỞ HỮU SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ SỐ TRỌNG YẾU, DOANH NGHIỆP KỲ LÂN
Điều . Tiêu chí phân loại doanh nghiệp công nghệ số
Điều này quy định về việc xây dựng bộ tiêu chí phân loại doanh nghiệp công nghệ số (đầu đàn, kỳ lân, doanh nghiệp phát triển, sở hữu sản phẩm công nghệ số trọng yếu) trên cơ sở đánh giá toàn diện năng lực làm chủ công nghệ lõi trọng điểm quốc gia, kết quả thương mại hoá sản phẩm số trọng điểm quốc gia, chiến lược phát triển các sản phẩm cụ thể có giá trị toàn cầu, chiến lược nghiên cứu phát triển các công nghệ và sản phẩm số chưa xác định trên thế giới, trình độ và khát vọng của đội ngũ nghiên cứu phát triển,… để phát triển doanh nghiệp công nghệ số đầu đàn tạo đột phá trong phát triển sản phẩm, công nghệ cốt lõi, then chốt…
Điều . Hệ sinh thái thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Quy định quản lý, hướng dẫn các hoạt động hợp tác, liên kết hình thành hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp công nghệ số; vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ số đầu đàn; các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy; xây dựng và phát triển [nền tảng/sàn] giao dịch công nghệ số; các doanh nghiệp công nghệ số được phép tiếp cận, huy động vốn thông qua các hoạt động chào bán các loại tài sản công nghệ số
Điều . Cơ chế quản lý sản phẩm công nghệ số trọng yếu
Điều này quy định về Danh mục sản phẩm trọng yếu; việc mua bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm trọng yếu,... chế quảndoanh nghiệp công nghệ số phát triển, sở hữu các sản phẩm, giải pháp công nghệ số trọng yếu thuộc Danh mục theo hướng doanh nghiệp Việt nam, người Việt Nam nắm quyền kiểm soát, sở hữu các sản phẩm trọng yếu quốc gia....
Mục 6
MỘT SỐ  BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM KHÁC
Điều. Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số
Điều này quy định về tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật; biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; Cơ chế quản lý sản phẩm công nghệ số cốt lõi/trọng yếu/ trọng điểm
Điều. Bảo đảm hoạt động cung cấp dịch vụ công nghệ số
Điều này quy định về điều kiện hoạt động, cung cấp đối với một số dịch vụ công nghệ số nhằm đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu của người dùng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giảm thiểu các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp…
Điều. Hợp tác quốc tế và thâm nhập thị trường nước ngoài
Quy định việc tham gia các tổ chức quốc tế; hợp tác chuyển giao công nghệ số; đưa sản phẩm công nghệ số ra nước ngoài, thúc đẩy các hoạt động hợp tác nghiên cứu và phát triển quốc tế; quy định về kinh doanh sản phẩm công nghệ số xuyên biên giới; quy định phạm vi, tiêu chuẩn tham gia các Thỏa thuận hoặc Hiệp định kinh doanh Kỹ thuật số tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại sản phẩm công nghệ số xuyên biên giới; nền tảng ghi nhận hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm công nghệ số
 
 
 
Chương IV
KẾT CẤU HẠ TẦNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ
Mục 1
KHU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẬP TRUNG
Điều. Mô hình, tiêu chí khu công nghệ thông tin tập trung
- Quy định khái niệm, mô hình khu CNTT tập trung, mô hình chuỗi khu CNTT tập trung (chuỗi công viên phần mềm).
- Các tiêu chí khu CNTT tập trung: diện tích, nhân lực, quy hoạch phân khu, chỉ tiêu xây dựng.
Điều. Quy hoạch phát triển khu công nghệ thông tin tập trung trên cả nước
Quy định về phương án quy hoạch khu CNTT tập trung trong quy hoạch chung của Vùng và quy hoạch chung của tỉnh/thành phố.
Điều. Quy trình đầu tư thành lập, mở rộng khu công nghệ thông tin tập trung
1. Điều kiện thành lập, mở rộng, công nhận khu CNTT tập trung.
2. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập khu CNTT tập trung trên cơ sở thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Chính phủ hướng dẫn quy định chi tiết về trình tự, thủ tục hồ sơ về thành lập, mở rộng, công nhận khu CNTT tập trung.
Điều. Chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ thông tin tập trung
1. Quy định chính sách ưu đãi áp dụng đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
2. Quy định chính sách ưu đãi đối với hoạt động công nghệ thông tin trong khu CNTT tập trung.
Điều. Quản lý đất đai và quy hoạch xây dựng
1. Chính sách đất đai đối với khu CNTT tập trung.
2. Quy định các nội dung về quy hoạch xây dựng đối với các hoạt động đầu tư trong khu CNTT tập trung.
Điều. Tổ chức quản lý vận hành khu công nghệ thông tin tập trung
Quy định cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các đơn vị quản lý vận hành khu CNTT tập trung.
Mục 2
TRUNG TÂM DỮ LIỆU CHO CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ
Điều . Đầu tư, phát triển trung tâm dữ liệu
Mục đích: Hiện nay, việc đầu tư các Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam đã được các doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, năng lực, quy mô còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhất là trong phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ số, nền tảng cho việc đáp ứng chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. Việc đầu tư, xây dựng chủ yếu tập trung ở các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Thị phần cung cấp của các doanh nghiệp trong nước còn khá nhỏ, mới chỉ đạt hơn 20% tổng thị phần. Trong khi nhu cầu phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ số để đáp ứng chuyển đối số, kinh tế số, xã hội số là rất lớn. Các nội dung này cần ưu tiên sử dụng các trung tâm dữ liệu trong nước để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu. Do vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích đầu tư, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân để có các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và cạnh tranh với các nhà cung cấp xuyên biên giới…
Điều . Biện pháp đảm bảo phát triển trung tâm dữ liệu
Điều . Tiêu chuẩn, quy chuẩn trung tâm dữ liệu
Nhà nước có cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu tiên đầu tư trung tâm dữ liệu nhưng việc đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu cần đảm bảo đáp ứng các chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, quy chuẩn quốc gia nhằm hướng tới các trung tâm dữ liệu xanh, sạch…
Điều . Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp sở hữu trung tâm dữ liệu
 
Điều . Điều kiện cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu
1. Danh mục dịch vụ trung tâm dữ liệu.
2. Điều kiện cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu.
3. Chính phủ quy định chi tiết các điều kiện cung cấp, kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu.
Mục 3
MÁY TÍNH HIỆU NĂNG CAO
Điều. Đầu tư phát triển các trung tâm tính toán hiệu năng cao
Điều này quy định mô hình đầu tư phát triển máy tính hiệu năng cao (HPC), máy tính lượng tử theo hình thức PPP tại Việt Nam
Điều. Quy định về kết nối, chia sẻ năng lực của các trung tâm tính toán hiệu năng cao
Điều này quy định kết nối, chia sẻ năng lực của các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao…
 
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều ... Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực từ ngày ... tháng ... năm ...
2. Luật ... (8)... số .../20.../QH... hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều ... Quy định chuyển tiếp (nếu có)
1. …………………..(9)…………………………………………………
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa ...., kỳ họp thứ ... thông qua ngày ... tháng ... năm ...
 
 
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

(Họ và tên)
 
Ghi chú:
(*) Đối với đề cương chi tiết nghị quyết của Quốc hội, thực hiện theo mẫu nghị quyết của Quốc hội
(1) Tên luật.
(2) Liệt kê những vấn đề mà dự thảo luật điều chỉnh.
(3) Nếu tại Điều 1 quy định về phạm vi điều chỉnh, mà trong đó đã chỉ rõ các chủ thể thuộc đối tượng áp dụng của luật thì trong dự thảo luật không cần phải thiết kế điều riêng về đối tượng áp dụng. Trong trường hợp Điều 1 không chỉ rõ đối tượng áp dụng thì liệt kê các chủ thể (cơ quan, tổ chức, cá nhân) mà luật này sẽ áp dụng.
Thuyết minh sự phù hợp của từng đối tượng áp dụng với phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật.
(4) Chỉ thiết kế điều này nếu trong dự thảo luật có sử dụng các thuật ngữ chuyên môn cần phải được hiểu đúng và thống nhất.
(5) Thuyết minh rõ mục đích, kết cấu và những nội dung chính của điều (có thể quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, các quy định cấm).
(6) Tùy thuộc nội dung của dự thảo luật có thể thiết kế thành chương, mục, tiểu mục. Thuyết minh rõ nội dung của chương, mục, tiểu mục (nếu cần). Nếu các điều đã thuyết minh thì không cần thuyết minh chương, mục, tiểu mục.
(7) Thuyết minh rõ nội dung của điều (có thể không cần thiết kế thành điều cụ thể).
(8) Liệt kê các luật của Quốc hội sẽ hết hiệu lực kể từ ngày luật này có hiệu lực (nếu có).
(9) Thuyết minh lý do quy định và mục đích của từng quy định chuyển tiếp (nếu có).

----------------

- Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số, tải về tại đây.
- Đề cương chi tiết Luật Công nghiệp công nghệ số, tải về tại đây.
- Báo cáo Tổng kết thi hành pháp luật, tải về tại đây.
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dựng Luật, tải về tại đây.
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 861
Năm 2024 : 45.288
Tổng số : 2.648.676
Liên kết website