Siêu máy tính mạnh nhất thế giới thuộc về Nhật Bản
Siêu máy tính Fugaku |
Trung Quốc và Mỹ luôn cạnh tranh ngôi vị siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, cả hai đều bị đánh bại dưới tay một cỗ máy Nhật Bản. Siêu máy tính Fugaku đặt tại thành phố Kobe đã giành ngôi vị số 1 trong bảng xếp hạng hai năm một lần vừa được công bố. Nó có khả năng tính toán nhanh gấp 2,8 lần hạng 2 - siêu máy tính của IBM đặt tại thư viện quốc gia Oak Ridge (Mỹ).
Một siêu máy tính khác của IBM đặt tại thư viện quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) rơi xuống hạng 3, còn máy tính của Trung Quốc bị đẩy xuống hạng 4 và 5.
Siêu máy tính là biểu tượng của năng lực cạnh tranh công nghệ và kinh tế. Các cỗ máy có kích thước tương đương một căn phòng này được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học, quân sự phức tạp như giải mã, lập mô hình biến đổi khí hậu, mô phỏng thiết kế xe, vũ khí, máy bay mới. Theo Riken Institute, tổ chức đứng sau Fugaku, nó đang được dùng để hỗ trợ nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị Covid-19.
Nhật Bản vẫn là đối thủ tương đối nhỏ trong lĩnh vực siêu điện toán.Trong bảng xếp 500 siêu máy tính mạnh nhất, Trung Quốc chiếm 226 vị trí, Mỹ 114. Dù vậy, Nhật Bản lại có lịch sử lâu đời trong việc đưa những gì tinh túy nhất vào điện toán. Một ví dụ nổi bật là siêu máy tính K, tiền thân của Fugaku, chiếm vị trí số 1 trong danh sách Top 500 năm 2011 trước khi bị thế chỗ vào năm 2012.
Horst Simon, người đã nghiên cứu về Fugaku, gọi đây là sản phẩm “đáng chú ý, đáng ngưỡng mộ”. Song nó có thể không giữ được vị trí của mình trước các đối thủ sắp ra mắt đến từ Mỹ và Trung Quốc.
Fugaku tốn không ít chi phí đầu tư. Ngân sách 6 năm cho siêu máy tính và phát triển công nghệ liên quan vào khoảng 1 tỷ USD so với 600 triệu USD của Mỹ. Fugaku còn “gây bão” vì con chip của mình. Fujitsu, đối tác của Riken, đã chọn thiết kế vi xử lý dùng công nghệ cơ bản trên chip smartphone, dựa trên kiến trúc của ARM.
Ngược lại, hầu hết siêu máy tính đều dùng vi xử lý tiến hóa từ những con chip mà Intel, AMD bán trên máy tính. ARM đã dành nhiều năm để cố lấn sân trong mảng trung tâm dữ liệu nhưng không gặt hái nhiều thành công.
Theo Ictnews.vietnamnet.vn
Siêu máy tính Fugaku |
Trung Quốc và Mỹ luôn cạnh tranh ngôi vị siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, cả hai đều bị đánh bại dưới tay một cỗ máy Nhật Bản. Siêu máy tính Fugaku đặt tại thành phố Kobe đã giành ngôi vị số 1 trong bảng xếp hạng hai năm một lần vừa được công bố. Nó có khả năng tính toán nhanh gấp 2,8 lần hạng 2 - siêu máy tính của IBM đặt tại thư viện quốc gia Oak Ridge (Mỹ).
Một siêu máy tính khác của IBM đặt tại thư viện quốc gia Lawrence Livermore (Mỹ) rơi xuống hạng 3, còn máy tính của Trung Quốc bị đẩy xuống hạng 4 và 5.
Siêu máy tính là biểu tượng của năng lực cạnh tranh công nghệ và kinh tế. Các cỗ máy có kích thước tương đương một căn phòng này được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học, quân sự phức tạp như giải mã, lập mô hình biến đổi khí hậu, mô phỏng thiết kế xe, vũ khí, máy bay mới. Theo Riken Institute, tổ chức đứng sau Fugaku, nó đang được dùng để hỗ trợ nghiên cứu, chẩn đoán và điều trị Covid-19.
Nhật Bản vẫn là đối thủ tương đối nhỏ trong lĩnh vực siêu điện toán.Trong bảng xếp 500 siêu máy tính mạnh nhất, Trung Quốc chiếm 226 vị trí, Mỹ 114. Dù vậy, Nhật Bản lại có lịch sử lâu đời trong việc đưa những gì tinh túy nhất vào điện toán. Một ví dụ nổi bật là siêu máy tính K, tiền thân của Fugaku, chiếm vị trí số 1 trong danh sách Top 500 năm 2011 trước khi bị thế chỗ vào năm 2012.
Horst Simon, người đã nghiên cứu về Fugaku, gọi đây là sản phẩm “đáng chú ý, đáng ngưỡng mộ”. Song nó có thể không giữ được vị trí của mình trước các đối thủ sắp ra mắt đến từ Mỹ và Trung Quốc.
Fugaku tốn không ít chi phí đầu tư. Ngân sách 6 năm cho siêu máy tính và phát triển công nghệ liên quan vào khoảng 1 tỷ USD so với 600 triệu USD của Mỹ. Fugaku còn “gây bão” vì con chip của mình. Fujitsu, đối tác của Riken, đã chọn thiết kế vi xử lý dùng công nghệ cơ bản trên chip smartphone, dựa trên kiến trúc của ARM.
Ngược lại, hầu hết siêu máy tính đều dùng vi xử lý tiến hóa từ những con chip mà Intel, AMD bán trên máy tính. ARM đã dành nhiều năm để cố lấn sân trong mảng trung tâm dữ liệu nhưng không gặt hái nhiều thành công.