A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hợp tác hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ “AI Smart Warning”

Hợp tác hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ “AI Smart Warning” 25/06/2020 Chiều 24/6/2020, tại Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Biển Bạc, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam (NISCI) đã tiến hành lễ ký kết hợp tác hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ "AI Smart Warning" với nhóm các doanh nghiệp công nghệ số gồm: Công ty CP Công nghệ số HMD Việt Nam, Công ty TNHH Asilla Việt Nam và Công ty cổ phần Biển Bạc.

 

20200625-m01.jpg
 
Lễ ký kết hợp tác hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ "AI Smart Warning"
 
Theo đó, Biển Bạc được chọn là đơn vị đầu mối để triển khai về giải pháp này tại thị trường Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trí tuệ nhân tạo hướng tới nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị,…
 
Thời gian qua, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam đã phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để nghiên cứu tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới mang tên "AI Smart Warning" dựa trên lõi công nghệ AI của Nhật Bản.
 
AI Smart Warning được xây dựng trên nền tảng trí thông minh nhân tạo, cho phép tự động nhận diện những hành động có tính nguy hiểm của con người thông qua camera giám sát an ninh như: hành động gây gổ đánh nhau, say xỉn, ngã, cầm dao, súng, búa, đột nhập vào khu vực cấm,… và gửi cảnh báo ngay lập tức cho người quản lý, cơ quan chức năng bằng tin nhắn văn bản kèm với hình ảnh thực tế của hành động con người ngay tại thời điểm xảy ra hành động đó qua các phần mềm nhắn tin thông dụng trên điện thoại thông minh như Zalo, Viber,… Việc này giúp cho việc nhận cảnh báo và xác minh một cách dễ dàng, mọi nơi, mọi lúc để đưa ra các biện pháp xử lý ngăn chặn hoặc trợ giúp kịp thời nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội.
 
AI Smart Warning có thể coi là giải pháp thay thế cho các trung tâm giám sát camera an ninh hoạt động 24/24 hiện đang vận hành bằng con người để theo dõi trên các hệ thống thiết bị màn hình đắt đỏ. So với việc vận hành trung tâm giám sát camera an ninh, giải pháp AI Smart Warning có tính kinh tế hơn nhiều do không mất kinh phí duy trì hàng tháng. Giải pháp này có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống camera giám sát an ninh phổ biến tại Việt Nam, do đó các đơn vị khi triển khai không cần phải thay thế hoặc nâng cấp hệ thống camera giám sát an ninh hiện có nếu đã được trang bị từ trước.
 
Lễ ký kết đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ đối tác giữa Viện và nhóm doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, biết khai thác và phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển của mỗi bên, cùng xúc tiến các hoạt động hợp tác để hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển.
 
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định tầm nhìn đến 2030: “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.
 
Góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng các ứng dụng, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị, Viện CNPM sẽ hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu sử dụng giải pháp hoặc đăng ký triển khai thử nghiệm, thông qua đầu mối: Phòng Nghiên cứu Kinh tế - Chính sách, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam - Tầng 6, Tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. (Điện thoại: 024.6656.6708).
 
20200625-m01.jpg
 
Lễ ký kết hợp tác hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ "AI Smart Warning"
 
Theo đó, Biển Bạc được chọn là đơn vị đầu mối để triển khai về giải pháp này tại thị trường Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng các ứng dụng, dịch vụ trí tuệ nhân tạo hướng tới nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị,…
 
Thời gian qua, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam đã phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để nghiên cứu tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới mang tên "AI Smart Warning" dựa trên lõi công nghệ AI của Nhật Bản.
 
AI Smart Warning được xây dựng trên nền tảng trí thông minh nhân tạo, cho phép tự động nhận diện những hành động có tính nguy hiểm của con người thông qua camera giám sát an ninh như: hành động gây gổ đánh nhau, say xỉn, ngã, cầm dao, súng, búa, đột nhập vào khu vực cấm,… và gửi cảnh báo ngay lập tức cho người quản lý, cơ quan chức năng bằng tin nhắn văn bản kèm với hình ảnh thực tế của hành động con người ngay tại thời điểm xảy ra hành động đó qua các phần mềm nhắn tin thông dụng trên điện thoại thông minh như Zalo, Viber,… Việc này giúp cho việc nhận cảnh báo và xác minh một cách dễ dàng, mọi nơi, mọi lúc để đưa ra các biện pháp xử lý ngăn chặn hoặc trợ giúp kịp thời nhằm tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội.
 
AI Smart Warning có thể coi là giải pháp thay thế cho các trung tâm giám sát camera an ninh hoạt động 24/24 hiện đang vận hành bằng con người để theo dõi trên các hệ thống thiết bị màn hình đắt đỏ. So với việc vận hành trung tâm giám sát camera an ninh, giải pháp AI Smart Warning có tính kinh tế hơn nhiều do không mất kinh phí duy trì hàng tháng. Giải pháp này có thể dễ dàng tích hợp với các hệ thống camera giám sát an ninh phổ biến tại Việt Nam, do đó các đơn vị khi triển khai không cần phải thay thế hoặc nâng cấp hệ thống camera giám sát an ninh hiện có nếu đã được trang bị từ trước.
 
Lễ ký kết đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ đối tác giữa Viện và nhóm doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, biết khai thác và phát huy thế mạnh trên các lĩnh vực hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển của mỗi bên, cùng xúc tiến các hoạt động hợp tác để hỗ trợ nhau mở rộng và phát triển.
 
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã xác định tầm nhìn đến 2030: “Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp”.
 
Góp phần thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng các ứng dụng, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị, Viện CNPM sẽ hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu sử dụng giải pháp hoặc đăng ký triển khai thử nghiệm, thông qua đầu mối: Phòng Nghiên cứu Kinh tế - Chính sách, Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam - Tầng 6, Tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện, 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. (Điện thoại: 024.6656.6708).
 

Theo Mic.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 2
Hôm nay : 845
Năm 2024 : 53.780
Tổng số : 2.657.168
Liên kết website