A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hướng dẫn một số nội dung tuyên truyền từ tuần 29 năm 2024

Căn cứ các nội dung chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy từ tuần thứ 25 (năm 2024), Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông triển khai thực hiện tuyên truyền một số nội dung, cụ thể như sau:

1. Tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng và cống hiến cho đất nước của đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; về việc thực hiện nghi thức Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tại Công văn số 2196-CV/BTGTU ngày 22/7/2024.

2. Tuyên truyền kết quả Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV theo nội dung định hướng, tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Văn phòng Quốc hội soạn thảo (Gửi kèm Đề cương tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV).

3. Tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết số 33-NQ/TW, Kết luận số 76-KL/TW, ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị, các quan điểm xây dựng, phát triển văn hóa, con người theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người” là nhiệm vụ chiến lược, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và của mỗi người dân.

4. Tiếp tục tuyên truyền Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 20/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 và Chỉ thị số 02/CT-BTTTT ngày 24/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Chỉ thị số 02/CT-BTTTT gửi kèm).

Nội dung chủ yếu:

- Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, kỹ năng cho cộng đồng về giảm nhẹ rủi ro thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

- Tuyên truyền cho người dân các kỹ năng phòng, chống và ứng phó trước các tình huống của thiên tai, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, đồng thời chủ động phối hợp với chính quyền về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai bằng nhiều hình thức phù hợp với từng địa phương.

- Tuyên truyền, hướng dẫn và huy động người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn như diễn tập phòng tránh thiên tai, đánh giá rủi ro thiên tai, các sự kiện liên quan. Thông tin việc triển khai các giải pháp thực hiện phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở các địa phương như: đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực trọng yếu, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét...

- Tuyên truyền biểu dương, nhân rộng những tổ chức, cá nhân tiêu biểu, những sáng kiến, mô hình hay, cách làm hiệu quả của địa phương, đơn vị, đồng thời phát hiện, đấu tranh kịp thời với những hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống thiên tai; biểu hiện chủ quan, thờ ơ, vô cảm đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; những hành vi tung tin không chính xác gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng.

5. Tuyên truyền thực hiện Chương trình số 79-CTr/TU ngày 30/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TW ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

6. Tuyên truyền Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.

Nội dung tuyên truyền:

- Đặc điểm dịch tễ học; biểu hiện lâm sàng, dấu hiệu nhận biết, tác nhân gây bệnh; nguồn truyền nhiễm của bệnh bạch hầu như: Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong….

- Các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu như: Đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời; người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

7. Tuyên truyền đậm nét các hoạt động kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh –liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024). Thông tin, phản ánh các hoạt động về nguồn, thăm địa chỉ cách mạng, thắp nến tri ân, dâng hương, dâng hoa tại các nghĩa trang liệt sỹ; chỉnh trang, sửa chữa, tu bổ các nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn; thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình chính sách.

- Tuyên truyền, giáo dục về truyền thống đấu tranh cách mạng, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, đồng bào, chiến sỹ trong các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, hòa bình, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng; phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo; phát huy đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.

- Phản ánh tâm tư, tình cảm của người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh; gương điển hình trong lao động, học tập, công tác, vượt khó vươn lên của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng.

8. Tiếp tục tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue để người dân chủ động và hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng, chống bệnh SXHD ngay tại gia đình và cộng đồng như:

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào phuy, chậu cảnh, xô/thùng, chum/vại để diệt lăng quăng/bọ gậy.

- Thường xuyên thay rửa dụng cụ chứa nước, thay nước bình hoa, đồ nước đọng tại khay nước thải tủ lạnh; loại bỏ, lật úp các vật dụng phế thải có khả năng chứa nước như chai, lọ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, các hốc nước tự nhiên.Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

9. Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Đồng thời, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, các điều kiện để thực hiện vệ sinh phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống đẩy mạnh việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi.

10. Tuyên truyền, vận động người dân chủ động và hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi; phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng; tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp “mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy” tại hộ gia đình; thực hiện thông thoáng nơi ở, nơi làm việc và khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

11. Tuyên truyền các giải pháp phòng, chống đuối nước trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cá nhân về phòng, chống đuối nước trẻ em. Truyền thông phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho cha mẹ, trẻ em và cộng đồng dân cư trên hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, nhắc nhở gia đình tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an toàn cho trẻ em, học sinh trong thời gian không đến trường.

12. Tuyên truyền, phổ biến mục đích, lợi ích và lộ trình dừng công nghệ tắt sóng 2G với  nội dung sau:

- Mục đích của tắt sóng 2G thúc đẩy 100% người dân sử dụng điện thoại thông minh nhằm tiếp cận các dịch vụ số đa dạng.

- Lợi ích của tắt sóng 2G:

Giúp Chính phủ giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ chuyển sang dùng công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn; đồng thời, thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.

Giúp giúp người dân được chuyển sang sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G, 5G chất lượng cao hơn; cung cấp các dịch vụ tốt hơn, trong đó có nhiều dịch vụ tiện ích như: hành chính công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp cận thông tin qua các ứng dụng khi truy cập internet; Đồng thời, góp phần hoàn thành mục tiêu “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”, phổ cập điện thoại thông minh đến tất cả người dân Việt Nam.

Giúp doanh nghiệp loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh.

- Lộ trình dừng công nghệ 2G

 Thực hiện theo 2 giai đoạn, cụ thể: Đến tháng 9/2024, sẽ không cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only nữa, nhưng mạng lưới 2G vẫn được duy trì đến tháng 9/2026 để làm một số nhiệm vụ. Đó là, phục vụ kết nối máy với máy, các thuê bao sử dụng điện thoại 4G nhưng chưa hỗ trợ cuộc gọi VoLTE hoàn toàn, sẽ dùng mạng 2G này để thực hiện cuộc gọi và nhắn tin như bình thường, đảm bảo chất lượng cho người sử dụng. Với các cuộc gọi thiết yếu, các nhà mạng đều đảm bảo tiếp tục duy trì, không có bất kỳ gián đoạn nào.

- Chính sách hỗ trợ tắt sóng 2G

 Chính sách hỗ trợ của nhà mạng đối với khách hàng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone.

ĐỖ HẬU


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 773
Năm 2024 : 25.541
Tổng số : 2.628.929
Liên kết website